Sử dụng phô mai đúng cách trong bữa ăn của trẻ
(Giúp bạn)Phô mai là chế phẩm của sữa nên chứa nhiều chất đạm chất béo tất cho các bé nên các bà mẹ nên cho vào khẩu phần ăn bổ sung cho các bé.
Theo báo Vnexpress, phô mai là chế phẩm của sữa, có thành phần dinh dưỡng nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt giàu canxi, hàm lượng có thể cao gấp 6 lần trong sữa nên có thể phù hợp đối với những bé không uống được nhiều sữa. Bên cạnh đó, phô mai không chứa đường nên thuận lợi cho những bé không uống được sữa bò do bất dung nạp với đường lactose.
Tuy nhiên, bạn chỉ cho bé ăn bổ sung chứ không nên dùng thay thế sữa hoàn toàn vì hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết trong phô mai không đầy đủ.
Chú ý khi sử dụng phô mai trong bữa ăn của trẻ
Thường một ngày các mẹ chỉ nên bổ sung phô mai vào một bữa cho bé. Lúc đầu nên cho bé ăn ít một xem bé có chịu được không (vì nhiều bé không ăn được phô mai). Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường, bạn nên dừng lại. Mặt khác, bạn có thể bổ sung vào bữa sáng hoặc trưa, hạn chế cho ăn vào buổi tối vì một số bé bị đầy bụng sẽ khó ngủ.
Đối với trẻ lớn có thể cho vào các món như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm… Không nên nấu chung phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.
Chú ý khi cho phô mai vào các món ăn, bạn nên cho vào khi món ăn đã chín và để nguội khoảng 80 độ C để giữ cho phô mai không bị mất chất dinh dưỡng.
Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên hạn chế cho ăn phomai, khi nào bé ổn định mới cho ăn tiếp. Đối với bé bị thừa cân không khuyến khích sử dụng.
Phô mai là thực phẩm giàu cholesterol, nghèo chất sắt, do đó không nên cho bé dùng trong thời gian kéo dài.
Phô mai không thể thay thế thịt, cá để nấu bột, cháo cho bé
Khám phá cho biết, mặc dù phô mai được mệnh danh là “vua dinh dưỡng” rất nhiều chất đạm, chất béo và canxi nhưng lại không hàm chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế mẹ chỉ nên cho con ăn phô mai như một bữa ăn phụ chứ không thể thay thế hoàn toàn sữa, thịt, cá,… để nấu bột, nấu cháo cho bé.
Vì thế, mẹ nên cho con ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như: phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo… để vừa bổ sung thêm năng lượng, vừa có các vitamin, chất khoáng từ nguồn thực phẩm khác trong bát cháo.
Không thể kết hợp phô mai bừa bãi
Mẹ đặc biệt lưu ý đừng kết hợp phô mai với các thực phẩm khác như cua, lươn, rau mồng tơi hay rau dền vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Nhóm thực phẩm có thể kết hợp với phô mai kích thích sự ngon miệng cho bé là khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà,…
Không nên cho bé ăn phô mai trước bữa ăn
Vì phô mai giàu chất dinh dưỡng nên nếu mẹ cho bé ăn ngay trước bữa ăn bé sẽ no và bỏ bữa ăn chính. Ăn phô mai trước khi đi ngủ cũng thường khiến bé đầy bụng và khó ngủ hơn.
Bảo quản phô mai như thế nào?
Phô mai có thể được dự trữ trong ngăn mát của tủ lạnh. Không nên dùng túi nilon để bọc những viên phômai đang ăn dở vì chất béo trong phômai có thể dính vào những hóa chất độc hại có trong túi nilon.
Tr.Tuyển
Theo GDVN