Tác dụng chữa bệnh của cây vạn tuế

10:09 10/03/2014

(Giúp bạn)

Vỏ, ngọn cây và hạt vạn tuế đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính.


tac-dung-chua-benh-cua-cay-van-tue-1

Cây vạn tuế có thể gây ngộ độc, tử vong cho người tiếp xúc. Ảnh: giahuycaycanh.

Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Loài thực vật này phân bố ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây thường được trồng để làm cảnh trong nhà.

Tuy nhiên theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

 

 

Vạn tuế - Cycas revoluta Thunb., thuộc họ Tuế - Cycadaceae.

 

 

 

 

Mô tả: Cây thường xanh cao tới 1,5-2m. Lá mọc thành vòng dài tới 2m, hình lông chim; cuống lá có gai, lá chét dài 15-18cm, rộng 6mm, mũi có gai, mép cuộn lại. Cây có nón đực và nón cái riêng. Nón đực hẹp, dài 28cm, rộng 4cm, mang những nhị hình mác hẹp có bao phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20cm, có lông màu trắng hơi vàng, có phần không sinh sản rộng, chia thành nhiều dải hẹp có ngọn cong; noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt, màu da cam, dài 3cm.

 

 

 

 

Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận dùng: Hạt, lá, nón, rễ - Semen, Folium, Conus et Radix Cycatis Revolutae.

 

 

 

 

Nơi sống và thu hái: Loài của Nhật Bản, được trồng ở Nam Trung Quốc, Ðông Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây được trồng làm cảnh khá phổ biến nhiều nơi. Thu hái các nón và hạt vào mùa hè - thu, rửa sạch phơi khô dùng dần. Lá và rễ thu hái quanh năm.

 

 

 

 

Thành phần hóa học: Thân cây chứa bột như bột cọ, chất màu, các acid béo: palmitic, stearic, oleic, behenic; và các azoxyglucosid. Hạt chứa 25% dầu, cycasin, insitol, pinitol, cholin, trigonellin, adenin, hystidin.

 

 

 

 

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính bình. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh. Hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ thận.

 

 

 

 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng trong các trường hợp xuất huyết, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, đau dây thần kinh, mất kinh, ung thư. Hoa dùng chữa đau thượng vị, di tinh, bạch đới, đau kinh. Hạt dùng trị huyết áp cao. Rễ dùng trị lao phổi, đau răng, đau thắt lưng, bạch đới, thấp khớp tạng thống phong, chấn thương bị thương.

 

 

 

 

Liều dùng lá và hoa 3-6g; hạt và rễ 10-15g; dạng thuốc sắc.

 

 

Ghi chú: Hạt và ngọn thân có độc; khi dùng phải cẩn thận.

 

Tiết lộ bất ngờ: Cây vạn tuế gây bệnh ung thư

 

ây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Loài thực vật này phân bố ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây thường được trồng để làm cảnh trong nhà.


Tiet lo bat ngo: Cay van tue gay benh ung thu
 Cây vạn tuế có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong cho người khi tiếp xúc.

 

Tuy nhiên theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.


Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.


Đừng để cây vạn tuế phải “bức tử”

 Phải mất nhiều năm, với bao công sức mới có thể nuôi sống và giữ gìn một cây xanh, nhất là cây vạn tuế vừa làm đẹp cảnh quan, vừa điều hòa không khí cho đường phố đô thị vốn đang ngày càng khó chịu bởi khí thải từ các loại động cơ. Thế nhưng, chỉ vì lợi ích nhỏ mà có những người chuyên rình rập vào ban đêm, thẳng tay “thảm sát” đến trơ trọi những cây vạn tuế trên dải phân cách tuyến đại lộ Lê Lợi và nhiều khu vực khác một cách không thương tiếc.

Anh Nguyễn Tiến Hùng ở phường Ba Đình cho hay: Khoảng gần 22 giờ, khi anh đi trên tuyến đại lộ Lê Lợi, đoạn trước trụ sở cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, phát hiện một thanh niên mặc đồng phục giống nhân viên cây xanh đang dùng kéo cắt cành cây, cắt gần hết lá của một cây vạn tuế trồng trên dải phân cách. Chưa đầy 5 phút, cây vạn tuế xù xì đã được “cạo trắng đầu”. Thấy làm lạ, anh và một vài người gọi điện báo cho nhân viên công ty cây xanh, nhưng khi có mặt tại hiện trường, những đối tượng này đã mất hút, để lại những cây vạn tuế bị cắt gần như cụt lủn cả ngọn.
 

Theo nhiều người dân, thời gian gần đây, nhiều cây xanh trên các tuyến đường bị tàn phá, trong đó có cây vạn tuế. Thông thường, các đối tượng lợi dụng những thời điểm ít người qua lại, thẳng tay “hạ sát” hết tán lá của những cây vạn tuế đem bán với giá khá rẻ cho những làm nghề kinh doanh hoa lẵng, hoa vòng. 
 

Được biết, thành phố cũng đã có những quy định khá cụ thể trong việc quản lý cây xanh. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại cây xanh do vô ý và có chủ đích (cố ý) vẫn xảy ra vì lợi ích cá nhân của một bộ phận người dân. Đây là hành vi xấu, không đơn thuần là hành vi vi phạm hành chính, mà phải được xem là hành vi phá hoại tài sản Nhà nước, hủy hoại môi trường và được thực hiện có tổ chức, không thể chấp nhận, cần được xử lý nghiêm minh.










(st)




Comments