Tư vấn cách tăng cân cho người gầy

16:06 14/04/2015

(Giúp bạn)Việc tăng cân chắc khỏe tự nhiên sẽ không khó nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ và tập luyện hợp lý

Cháu là nữ, 22 tuổi, cao 1,6m nhưng chỉ được 38kg. Cháu gầy từ nhỏ, chế độ ăn uống bình thường, thỉnh thoảng khó ngủ và thức dậy giữa đêm rất lâu sau mới ngủ lại được. Dạo gần đây cháu thường xuyên bị đi tiểu đêm nhưng chỉ 1 lần mỗi đêm. Cháu uống ít nước vì hầu như ít cảm thấy khát và cháu đang cố gắng khắc phục. Cháu rất khó tăng cân nhưng sau đó lại giảm và rất khó tăng trở lại. gần đây cháu tăng được 1 kg nhưng sau đó lại giảm 2 kg. Mong Bác sỹ tư vấn giúp cháu cách tăng cân ạ. Cháu xin cám ơn!

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E trả lời:

Chào bạn!

Bạn bị gầy từ nhỏ, có thể là do cơ thể có chuyển hóa cơ bản cao hoặc mắc những bệnh nhiễm trùng mãn tính đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm VA...), đường tiêu hóa (dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng...) hay bị rối loạn chuyển hóa nội tiết (basedow, đái tháo đường type I) khiến chuyển hóa cơ bản thường cao hơn, vì thế, năng lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn khiến bạn sẽ không thể béo được dù ăn nhiều.

Lời khuyên cho bạn là:

- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa nhiều calo, đạm, chất béo (như các loại thịt, sữa không tách chất béo, bơ, pho mát ) và thức ăn có chứa các loại cacbonhydrat (như tinh bột và đường) vào bữa ăn hàng ngày.

Chú ý nên ăn đúng giờ, đúng bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa dáng. Hàng ngày có thể ăn vặt nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không ăn gần bữa ăn chính vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi đến bữa.

Nếu thường xuyên phải thức khuya, hãy ăn thêm một bữa nhẹ với các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo và các loại hoa quả.

-1

Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ và tập luyện hợp lý để tăng cân

- Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Hãy kiên trì luyện tập để có được giấc ngủ một cách tự nhiên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ.

Ngâm chân bằng nước ấm hoặc một cốc sữa nóng trước khi ngủ cũng giúp bạn tìm đến giấc ngủ một cách tự nhiên.

- Tăng cường luyện tập: Tập thể dục vừa sức từ 15 – 30 phút/ ngày, bạn sẽ thấy tác dụng tích cực của tập luyện với sức khỏe và việc tăng cân. Vận động làm tiêu hao một phần năng lượng nhưng cũng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng ăn uống, giảm stress, giúp người bạn ngon hơn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Cháu là nam, 17 tuổi cao 1m67 nhưng nặng có 42kg BMI của cháu là 16,25. Nhìn cháu hầu như là da bọc xương nên rất ngại khi nói về cân nặng với bạn bè. Cháu nghĩ là mình ăn tạm đủ nhưng có vẻ cơ thể không hấp thụ. Ngày 3 bữa mỗi bữa 2 bát cơm, cháu cũng tập tạ và đi bộ mỗi ngày suốt 2 tháng nay nhưng không tăng thêm 1 cân nào. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu phải làm sao để tăng cân ạ. Đợt khám nghĩ vụ sắp tới cháu rất ngại ạ...

Chào cháu!

BMI là chỉ số cơ thể được các Bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì. Chỉ số BMI được tính như sau:

BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

Trong đó:

- Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;

- Chiều cao x chiều cao: tính bằng m;

- Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:

- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5

- Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25

- Thừa cân: BMI từ 25-30

- Béo - nên giảm cân: BMI 30 – 40

- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Cháu cao 1m67 nhưng nặng có 42kg BMI của cháu là 16,25.

Như vậy, cháu đang rất thiếu cân. Mỗi ngày cháu ăn 3 bữa mỗi bữa 2 bát cơm. Ở độ tuổi đang phát triển của cháu, ăn mỗi bữa 2 bát cơm là hơi ít. Để tăng cân hiệu quả, cháu cần chú ý tới việc cân bằng năng lượng. Lượng calo hấp thu vào cơ thể phải nhiều hơn lượng calo mà cơ thể tiêu tốn, đồng thời phải luôn tuân thủ nguyên tắc cân bằng thực phẩm, đa dạng hóa bữa ăn và giảm dần những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể.

Nên ăn nhiều những thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, thực phẩm có chứa tinh bột hoặc thức ăn chế biến từ đậu, sữa, món tráng miệng có chứa đường, hoa quả khô, cá…Đặc biệt ưu tiên cho những thức ăn có chứa bơ, kem, thịt mỡ…Giảm bớt các loại thức ăn có chứa ít calo như rau và hoa quả.

Ăn nhiều bữa trong ngày: Để dạ dày của cháu không bị quá tải do các bữa ăn chính quá nhiều chất, cháu nên chia nhiều bữa với các thực phẩm như sữa chua, trái cây sấy khô hay bánh mì bơ trong các bữa phụ…

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, cháu cũng cần tập thể dục thể thao. Cháu không nên tập những môn thể thao đòi hỏi sự dai sức như đi bộ, bơi, chèo thuyền, đạp xe… vì sẽ làm cháu tiêu tốn nhiều năng lượng, đốt cháy lượng mỡ dự trữ của cơ thể. Thay vào đó cháu hãy thử tập luyện một số môn thể thao đòi hỏi sự vận động cơ bắp như bóng bàn, tập tạ, cầu lông, tennis.

Nên tập luyện với đường độ mạnh nhưng thời gian luyện tập mỗi ngày nên rút ngăn.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những lý do nên tăng cường ăn xoài
-3 Món ngon - bài thuốc từ cá lóc (cá quả)
-4 Bà bầu có được uống thuốc Depamide không?
-5 Thời điểm nào không nên quan hệ tình dục?

Theo GDVN

Comments