Tại sao chúng ta không nên ăn quá nhiều rau chân vịt ?
(Giúp bạn) - Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.
Rau chân vịt là loại rau xanh nhiều giá trị dinh dưỡng. Rau chân vịt tính cam mát và trơn, có tác dụng nhuận tràng làm thông đường ruột, bổ máu, còn có khả năng chữa chứng thiếu máu, táo bón và chứng quán gà. Nhưng rau chân vịt cũng không nên ăn quá nhiều, nếu không sẽ làm trở ngại việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vì trong rau chân vịt có chứa acid osalic. Nếu ăn quá nhiều thì acid này sẽ kết hợp với kẽm và calci trong thức ăn khác, thành một chất mới là calci osalic. Chất này không được cơ thể hấp thụ, sẽ được thải ra ngoài, do đó làm tổn thất các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, sau khi rau chân vịt vào cơ thể vì có chứa acid osalic (100g rau chân vịt có khoảng 3,6g acid này) nên dễ kết hợp với acid calci trong máu nên tạo thành calci osalic theo nước tiểu thải ra ngoài. Như vậy cơ thể mất calci, như vậy lâu dài dẫn đến thiếu calci và thiếu thiếc. Thiếu calci ảnh hưởng đến khung xương và răng, thậm chí xuất hiện triệu chứng chuột rút và loãng xương, nếu thiếu thiếc sẽ ăn không ngon, thị giác kém, ở trẻ em có thể xuất hiện chứng còi xương.
Vì vậy, không nên ăn rau chân vịt quá nhiều. Trước khi nấu, nên chần qua nước sôi, như vậy sẽ giảm bớt được hàm lượng acid osalic trong rau.